Toán học và Phụng vụ

Bạn là người yêu thích Toán học và yêu mến Phụng vụ ?

  1. Cách tính năm phụng vụ A, B, C mà không cần xem lịch

Tính Tổng các chữ số của năm (Ví dụ năm 2015 có tổng các chữ số là 2+0+1+5 =8)

Rồi chia cho 3

Nếu số đó chia hết cho 3, năm đó là năm C

Nếu chia cho 3 dư 1, năm đó là năm A

Nếu chia cho 3 dư 2, năm đó là năm B

Ví dụ:

Năm 2014 = 2+0+1+4= 7:3 dư 1, năm2014 là năm A

Năm 2016:  2 +0+1+6 =9:3 =3, không dư, năm 2016 là năm C

Năm 2018: 2 +0+1+8 = 11:3=3 dư 2, năm 2018 là năm B

Năm 2025: 2+0+2+5 =9 :3 =3, năm 2025 là năm C

  1. Cách tính ngày Lễ Phục Sinh

Ngày lễ Phục Sinh thông thường được xác định bởi 3 quy tắc là:

– Ngày Lễ Phục Sinh rơi vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên mà ngày trăng tròn (hay gọi là ngày rằm) này phải là vào hoặc sau ngày Xuân phân.

– Ngày trăng tròn này thường vào ngày 14, 15 âm lịch

– Ngày Xuân phân cố định vào 21/3

Như vậy, ngày Lễ Phục Sinh không bao giờ xuất hiện trước ngày 21/3 hay sau ngày 25/4

Đó là cách tính đơn giản đối với chúng ta – những người dùng cả 2 lịch âm và lịch dương, còn người phương Tây có thể tính ngày Lễ Phục Sinh theo thuật toán số nguyên, vì vậy tất cả những đáp số đều được làm tròn. Ví dụ: 8 : 3 = 2

Trước khi tính, bạn cần:

Là người thích Toán học

Có một chút kiên nhẫn

Một chiếc máy tính Casio Fx500 MS chẳng hạn…hoặc máy tính trong điện thoại

Và công thức dưới đây…

Lưu ý: Chẳng hạn, trong công thức: 19*(Y/19), bạn đừng vội vàng rút gọn = Y, nhưng phải tính xem (Y/19) bằng bao nhiêu, rồi lấy phần nguyên thôi.

Ví dụ, năm 2016,  thì B = 2016 – 19*(2016/19) = 2016 – 19*106 =2

CÔNG THỨC :

Với các ký hiệu: Y = year ; M = month ; D = day

M = 3 + [(K+40)/44]                          D = K + 28 – [(31*M)/4]

Để tìm D và M, chúng ta cần có phải tìm K.

A = Y/100;           B = Y- 19*(Y/19) ;            C = (A-17)/25;

E = A – A/4 – (A-C)/3 + 19B + 15                 F= E – 30. (E/30);

G = F – {(F/28) * [1 – (F/28) * [29/(F+1)] * [(21-B)/11]}

H = Y + Y/4 + G + 2 – A + A/4;

I = H – 7*(H/7);                      K = G – I

 

Áp dụng: Ngày lễ phục sinh năm 2017, Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống mừng lễ phục sinh vào cùng một ngày. Đó là ngày nào? Bạn thử tính xem !!! 

(Ευρήκα ! 

Ngày lễ Phục Sinh năm 2017 là Chúa Nhật, ngày 16 tháng Tư. Theo công thức này, chúng ta có thể tính ngày lễ Phục Sinh cho bất kể năm nào!)

(Nguồn: Nội san Thông tin Nhà học, số 40)