Tại sao khi chịu chức linh mục đức cha cần xét

Chào Anh Ba Nếp, chúc anh một ngày tốt lành, anh ơi cho em hỏi một chút khi các thầy chịu phó tế khoảng 6 tháng hoặc 1 năm trước khi chịu trước linh mục các đức giám mục xem các thầy có ngăn trở gì với việc chịu chức điều đó hợp lý không, cho em hỏi tiếp chủng sinh, và thỉnh sinh có gì khác nhau vậy. tu chu có nghĩa là gì vậy anh ơi cho em hỏi áo của các thầy phó tế có phải đeo chéo vai không, có áo phó tế nào khác không, cho em hỏi thêm có một số người đi tu nhưng khấn trọn đời xonh lại tu xuất ra, các em gái có được phép phục vụ bài thờ không sao em thấy ở bên nước ngoài, và sài gòn lại có.

Người gửi: phạm tùng nhi

Trả lời: Bạn thân mến,

Bản văn bạn gởi có chỗ không có dấu tiếng Việt, rồi chấm, phẩy (.,) cũng không rõ nên không hiểu được câu bạn hỏi, thế nên chỉ trò chuyện với bạn những câu nào rõ thôi, bạn hiểu nhé!

Thông thường, theo Giáo luật, sau khoảng 6 tháng các thầy phó tế (thầy sáu) sẽ được Đức giám mục trao tác vụ linh mục. Trước thời gian phong chức linh mục, các ứng viên được điều tra qua văn thư Tòa giám mục gởi đến các giáo xứ các ứng sinh thực tập, sinh sống để thẩm định những ngăn trở, nếu có.

“Chủng sinh” hay “thỉnh sinh” đều là những môn sinh đi tìm, đi “thỉnh” ý Chúa nơi mình, trong ơn gọi của mình… Người ta thường gọi các “chủng sinh” nơi các đại chủng viện, còn “thỉnh sinh” dùng để gọi các ứng sinh nơi các dòng tu.

Phẩm phục của các thầy phó tế đầy đủ, gồm có: áo alba, dây stola chéo và 1 áo ngoài gọi là “Dalmatica”. Bạn có thể tìm đọc kết nối sau để hiểu thêm về phẩm phục của các thầy phó tế trong Giáo hội Công giáo.

http://www.daminhvn.net/tin-giao-hoi/tin-giao-hoi-viet-nam/4467-dau-an-dalmatica.html

Những người đã đi tu, hoặc linh mục sau đó vì một lý do nào đó, xin “xuất”, “hồi tục”, “tháo”, “gỡ” lời khấn thì Giáo hội luôn có những khoản luật quy định cho việc này.

Việc “các em gái” phục vụ bàn thờ là tùy vào sự cho phép, quy định của Đấng Bản quyền, nghĩa là Đức giám mục trong giáo phận đó.

Mến chào bạn.

Anh Ba Nếp