Trong tiếng Latin, Thứ Tư lễ tro được gọi là Feria quarta cinerum, đây là ngày lễ có nguồn gốc từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô. Sau khi ban phép lành, tro sẽ được rắc lên đầu hoặc vẽ lên trán các tín hữu như dấu chỉ của sự xám hối và nhắc nhở thân phận con người chỉ là tro bụi. Lễ Tro được coi là ngày lễ khởi đầu mùa chay trong năm. Tên gọi Thứ tư lễ Tro được bắt nguồn từ việc vẽ tro lên trán của những người tham gia thành các từ “hãy ăn năn xám hối và tin vào Tin mừng” hay câu “Hãy nhớ rằng bạn là cát bụi, và bạn sẽ trở về với cát bụi”.
Khi tham dự lễ tro, các tín hữu sẽ được rắc tro trên đầu với quan niệm “con người xuất thân từ tro bụi và cũng sẽ trở về từ tro bụi”. Quan niệm này dựa trên Kinh thánh “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất”.
Lễ Tro là dip nói lên tinh thần xám hối và sự khiêm nhường, là dịp để các tín đồ nhìn nhận lại thân phận cát bụi của mình Trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro mang ý nghĩa mối liên hệ với sự chết và sự khiêm tốn thống hối trước mặt Chúa. Vì vậy các tu sĩ, đan sĩ có tục lệ muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm đến chết. Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro sau đó vẽ hình thánh giá trên đất, các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh.Giáo hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là việc nhìn nhận lại thực trạng nguyên tuyền của thánh đã bị mất do hậu quả con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Đồng thời cho thấy sự yếu hèn của mình và tính cách tuỳ thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng. Bên cạnh đó một số biểu hiện dùng trong Mùa Chay như màu lễ áo tím, không đọc Kinh Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro được dùng cho thấy tính thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người.