ÂM THẦM LẶNG LẼ PHỤC VỤ
Trong Kinh Thánh, các thánh sử Matthêu và Luca cung cấp cho chúng ta phả hệ của Ðức Giêsu. Các ngài đi ngược trở về tổ tiên dòng họ của Người chỉ để chứng minh rằng Ðức Giêsu là cực điểm của các lời hứa trọng đại. Nhưng bên ngoại của Ðức Giêsu thì bị lang quan, chúng ta không có một dữ kiện gì về các đấng sinh thành ra Ðức Maria. Ngay cả thánh Gioankim và Anna cũng xuất phát từ một truyền thuyết được viết lại sau khi Ðức Gisu về trời khoảng hơn một thế kỷ.
Tuy nhiên, đức tính anh hùng và thánh thiện của các ngài được suy đoán từ bầu khí của toàn thể gia tộc Ðức Maria. Chúng ta dựa trên truyền thuyết về thời kỳ thơ ấu của Ðức Maria hoặc suy đoán từ các dữ kiện trong Phúc Âm, Ðức Maria là một thể hiện của biết bao thế hệ những người siêng năng cầu nguyện mà chính ngài là một người đắm chìm trong cc truyền thống đạo đức của người Do Thái.
Các đức tính nổi bật của Ðức Maria khi ngài thi hành các quyết định, khi liên lỉ cầu nguyện, khi trung thành với quy luật tôn giáo, khi bình tĩnh trước những khủng hoảng và khi tận tâm với người bà con – tất cả những điều này cho thấy một gia tộc khắng khít, yêu thương nhau biết nhìn đến các thệ hệ tương lai trong khi vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp của quá khứ.
Thánh Gioankim vá Thánh Anna, dù những tên tuổi này có thật hay không; đã đại diện cho một chuỗi thế hệ của những người trung tín thi hành bổn phận, kiên trì sống đức tin để tạo nên một bầu khí thuận tiện cho sự giáng trần của Ðấng Thin Sai, nhưng họ vẫn âm thầm không ai biết đến.
Trong bài Tin Mừng của Thánh Lễ kính thánh Gioakim và thánh Anna, Song Thân của Đức Maria hôm nay, Chúa Giêsu nói:
Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. (c. 16)
Trong bối cảnh phụng vụ, lời này của Chúa Giêsu được ứng nghiệm cho đôi mắt và đôi tai của “ông bà ngoại” của Người, nghĩa là của thánh Gioakim và của thánh Anna. Tuy nhiên, lời này của Chúa Giêsu cũng liên quan đến đôi mắt và đôi tai của chúng ta.
Thực vậy, qua kinh nghiệm cuộc sống, nhất là khi chúng ta có dịp đến phục vụ những người tàn tật, những người mù, những người câm điếc, chúng ta mới nhận ra rằng sự kiện chúng ta thấy được và nghe được, là một ơn huệ; và khi nhận ra đôi mắt và đôi tai của chúng ta là một ơn huệ, chúng ta được mời gọi nhận ra Đấng ban ơn để tạ ơn và ca tụng, và chia sẻ ơn huệ mà chúng ta có cho người khác, nhất là cho những người tàn tật, không có cùng một ơn huệ như chúng ta.
Tuy nhiên, ngay trước đó, Chúa Giêsu còn nói tới một bệnh mù khác, một bệnh điếc khác: “họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu” (c. 13). Như thế, mối phúc mà Chúa Giêsu nói tới, không chỉ là khả năng thể lý nhìn thấy sự vật và nghe được âm thanh.
Thật vậy, đôi mắt của chúng ta được dựng nên, có “ơn gọi” không phải là nhìn thấy những điều hữu hình, nhưng qua những điều hữu hình, nhận ra những thực tại vô hình. Thực vậy, chúng ta được mời gọi nhìn thấy sự vật không chỉ như là sự vật, nhưng còn là những quà tặng, những ơn huệ, những dấu chỉ, nói lên sự hiện diện của ai đó, của tình thương, nói lên Đấng ban ơn, nói lên chính Đấng tạo dựng.
Và nhất là khi nhìn thấy một người, đôi mắt của chúng ta không được dừng lại ở vẻ bề ngoài, ở ngoại hình, ở trang phục, không được coi người người này là đối tượng để mình thỏa mãn nhu cầu, thỏa mãn lòng ham muốn; nhưng đôi mắt của chúng ta được mời gọi nhìn người khác trong sự thật, nghĩa là người đó là một ngôi vị tự do và có lòng ước ao, có ơn gọi riêng, có quá khứ và những vấn đề riêng, có hành trình riêng cần tôn trọng; nếu sự thật là người ấy có những hành vi phạm lỗi đáng lên án, thì chúng ta được mời gọi nhận ra một sự thật khác lớn hơn: người ấy còn là một ngôi vị bất hạnh đang đau khổ, và có khi người này ở trong bất hạnh mà không biết. Đó cái nhìn của Người Cha nhân hậu đối với người con hoang đàng, đó là cái nhìn của Chúa Giêsu về người phụ nữ ngoại tình, đó là cái nhìn của Ba Ngôi Thiên Chúa đối với loài người chúng ta, với từng người chúng ta.
Đôi mắt của thánh Gioakim và thánh Anna, đôi mắt của các môn đệ và đôi mắt của chúng ta thật là có phúc, như Chúa Giêsu nói: “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy”, bởi vì chúng ta được ơn nhận biết Chúa Giêsu Nazareth là Đức Kitô, Con Thiên Hằng Sống và Ngôi Lời nhập thể. Đôi mắt có phúc là đôi mắt nhận biết Đức Giêsu Kitô; và đôi mắt nhận biết Chúa Giêsu Kitô là đôi mắt sống đúng với ơn gọi của mình.
Cũng vậy đối với đôi tai của chúng ta: đôi tai của chúng ta được ban cho, có ơn gọi không phải là nghe tiếng động hay âm thanh, nhưng là nghe ra sự hài hòa của âm thanh, nghe được giai điệu, kết cấu của âm thanh, truyền đạt cho chúng ta một ý nghĩa, một sứ điệp, truyền đạt cho chúng ta Ngôi Lời, bởi vì “Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành” (Ga 1, 3 và St 1) : Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm. (Tv 19, 2).
Thế mà ý nghĩa và sứ điệp, được tạo ra bởi sự liên kết hài hòa theo qui luật giữa các âm thanh, thì hoàn toàn thinh lặng, không có tiếng động. Thiên Chúa nói với con người qua rất nhiều lời nói: lời trong Kinh Thánh, lời từ các chứng nhân của Thiên Chúa, nhưng chính Đức Giêsu Nazareth, Ngôi Lời Thiên Chúa làm nên sự hợp nhất của những lời nói cụ thể này. Như thế, Ngôi Lời không làm cho bất cứ đôi tai nào rung lên, Ngôi Lời chỉ được thốt lên và chỉ được nghe trong thinh lặng.
Thánh Phao-lô trong thư gởi Tín Hữu Roma đã trích Tv 19, nhưng một cách rất lạ lùng. Bởi vì, đối với thánh nhân “Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển.” (Tv 19, 5) không là gì khác hơn là việc rao giảng Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô! Thật vậy, ngài đã viết trong thư gởi các tín hữu Roma:
Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-tô. Nhưng tôi xin hỏi: Phải chăng họ đã không được nghe giảng? Có chứ! “Tiếng các ngài đã dội khắp hoàn cầu, và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Rm 10, 17-18)
Theo thánh Phao-lô, sứ điệp của công trình tạo dựng và sứ điệp của các tác viên Tin Mừng là cùng một sứ điệp, đó là sứ điệp “Đức Giê-su Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa”. Như thế, điều mà thánh Phaolô cảm nhận thì thật là lạ lùng! Trình thuật, lời công bố và sứ điệp, vốn là lời sáng tạo như là chúng ta nghe được trong sự thinh lặng của Ngôi Lời, nay bỗng dưng vang vọng trong miệng của thánh nhân, cũng như trong miệng của mọi tác viên loan báo Tin Mừng, trong đó có chúng ta hôm nay.
Như thế, nếu chúng ta nghe ra sứ điệp được truyền đạt “ngày này cho ngày kia” và “đêm này cho đêm kia” kể từ khởi nguyên của thế giới sáng tạo, chúng ta sẽ nghe được sứ điệp Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô. Và ngược lại, nếu chúng ta đón nhận sứ điệp Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta sẽ nghe được sứ điệp của ngày và đêm
Hôm nay, khi ngắm nhìn và lặng thầm, trong sâu lắng ta thấy cuộc đời các ngài thật âm thầm đến mức không ai biết đến, cũng như bao người đã đến trong đời rồi đi. Nhưng nhờ sự nổi danh của người con là Đức Maria mà tên tuồi của các ngài lại được nêu bật. Thật đúng như câu nói: “con nhà tông không giống lông thì giống cánh”, có nghĩa là một Đức Maria thánh thiện thì phụ mẫu Gioakim và Anna sinh ra ngài cũng rất đạo đức, đáng được nêu danh cho bao người noi theo.
Sự âm thầm có khi lại có giá trị rất quan trọng đến mức không thể không có. Có các ngài thì mới có Đức Maria. Các ngài có đạo đức thì mới có một Maria thánh thiện. Cũng như phải có những chuyên gia làm sân cỏ âm thầm chăm sóc hằng năm sân bãi, thì các cuộc thi đấu bóng mới được diễn ra tốt đẹp đúng hạn kỳ.
Nguồn: conggiao.info