Vừa qua, Ban đại diện NVHB Nối Kết họp lại về chương trình sinh hoạt định kỳ, nhận thấy chương trình sinh hoạt hàng tháng là khá dày với anh chị em nên Ban đại diện điều chỉnh lịch gặp mặt sinh hoạt của NVHB Nối Kết vào hàng quý. Hy vọng các thành viên sắp xếp tham gia được nhiều.
Trong quý 3 này, nhóm đã có buổi sinh hoạt trao đổi về đề tài “Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho người khoẻ mạnh” do bác sĩ Nguyễn Phúc Quang Điền phụ trách diễn ra vào lúc 16g ngày 5/10/2024. Chúng ta đều biết rằng việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ không chỉ giúp duy trì cuộc sống lành mạnh mà còn phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Buổi họp mặt hân hoan chào đón cha Vịnh – cựu đồng hành cùng đến với Nhóm và ban phép lành cho buổi chia sẻ được thành công tốt đẹp.
Mục tiêu của buổi chia sẻ bác sĩ Điền muốn truyền thông đến mọi người 3 yếu tố:
- Hiểu được vấn đề sức khỏe của mình
- Lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình
- Thực hiện các quyết định có lợi cho sức khỏe của mình
Trong đó, bác sĩ giải thích rõ ý nghĩa là cụm từ quen thuộc được mọi người nhắc đến gần như mỗi ngày, đó là từ “Sức Khỏe”. Theo định nghĩa Sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới (1946): “Health is a state of the complete physical, mental and social well-being, and not merely the absence of disease or infirmity” (Sức khỏe là một tình trạng thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật)
Và ngạn ngữ Latin cũng có câu:
“Mens sana in corpore sano” tạm dịch là “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”
Dựa trên nền tảng đó, bác sĩ chia sẻ về Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe toàn diện như chúng ta nên làm gì và làm thế nào để Phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe? để Cân bằng giữa sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội? và những Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người trưởng thành trẻ (độ tuổi từ 25-45 tuổi) và theo Lalonde – 1981 và Nghiên cứu tại Georgia 1973 có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như sau:
Kế tiếp, bác sĩ chia sẻ với mọi người khái niệm đầy đủ hơn về Bệnh tật: Là ra khỏi trạng thái khỏe mạnh về sinh lý hoặc tâm lý, chủ quan hoặc khách quan (CDC 2006). Mọi người cùng xem hình ảnh minh họa bên dưới để xem bản thân và những người thân yêu bên cạnh mình có từng trải nghiệm mà đôi khi vì cuộc sống bận rộn mình không để ý thấy mình cũng đang-không-khỏe, và từ đó có thể lựa chọn nguồn tư vấn tin cậy và phương pháp phù hợp để chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Vì khi được phát hiện sớm, được điều trị ngay & chăm sóc đúng phương pháp thì sẽ bệnh nhân không bị biến chứng, sống lâu mạnh khỏe hơn.
Và để giảm thiểu khả năng bệnh tật do nhiều yếu tố nên trên, bác sĩ tiếp tục chia sẻ 8 nguyên tắc ăn uống lành mạnh như sau:
Trong đó, bác sĩ nhân mạnh nguyên tắc thứ 8 kèm theo yếu tố khá bất ngờ đó là nếu bạn “Vận động nhiều” hơn bạn sẽ “Ăn ít hơn”. Chúng ta cần vận động và duy trì cân nặng trong mức lý tưởng để đảm báo một cơ thể khỏe mạnh với công thức tính Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index)
Bác sĩ cũng mời gọi mọi người tham khảo Công thức Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường Chan Sức Khỏe Công Cộng và các Nhà Biên Tập Xuất Bản Sức Khỏe Harvard, là tập hướng dẫn tạo ra nhiều bữa ăn cân bằng, bổ dưỡng – để phục vụ trong bữa ăn gia đình hoặc là đóng hộp phần cơm trưa đem đi làm mỗi ngày cho bản thân và gia đình mình 😊 (nguồn: https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/healthy-eating-plate/translations/vietnamese)
Bác sĩ cũng cảnh báo một thói quen đặc trưng và khá phổ biến ở các gia đình người Châu Á trong đó có các gia đình người Việt Nam là việc nêm nếm thức ăn mặn quá mức cho phép. Chúng ta đang lo sợ chất ngọt vi hại đến sức khỏe, nhưng quên rằng ăn mặn quá cũng sẽ gây bệnh.
Ví dụ: Một tô hủ tíu Nam Vang nước lèo đậm đà, nhưng nhiều người ăn phải chấm thêm nước tương, nước mắm… Như một thói quen, khi nấu ăn, chúng ta nêm nếm gia vị, muối theo kinh nghiệm mách bảo. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.Thời gian nấu trên bếp càng lâu, lượng nước bốc hơi đi, nồng độ muối còn lại tăng cao thì một số người lại bảo: “Đậm đà”. Khi dọn ra bàn ăn, lại kèm theo dung dịch chấm như nước tương (xì dầu), nước mắm… Theo thống kê của Bộ Y tế, lượng muối trung bình mà người Việt Nam tiêu thụ mỗi ngày cao gấp đôi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, đồ hộp, mì gói… cũng góp phần gia tăng lượng muối nạp vào cơ thể. Nhiều người cho rằng ăn mặn giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng mà không nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, gây các bệnh tim mạch, thận, cao huyết áp… Nhằm giúp các gia đình giảm thiểu tác hại của việc ăn quá mặn, bác sĩ gợi ý những biên pháp giảm ăn mặn như sau:
Khi mua, ăn thức ăn ở hàng, quán:
- Không bỏ thêm gia vị vào tô, dĩa thức ăn (muối tiêu, nước tương, nước mắm, tương ớt, tương cà…)
- Không uống hết nước khi ăn bún riêu, phở, miến…
Khi chế biến và ăn tại nhà:
- Nêm “nhẹ” tay
- Khi cần chấm nước chấm, lưu ý: CHẤM NGỌN, KHÔNG CHẤM THÂN
- Tăng cường món luộcTăng cường rau củ quả theo công thức: 1 CƠM – 2 RAU CỦ – 1 THỊT/CÁ
- Hạn chế kho, rim, rang, chiên, xào…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đã chế biến sẵn: mì gói, giò chả, thịt nguội, dưa muối, mắm, đồ hộp…
Đồng thời để đảm bảo sức khỏe cho mọi người thì chúng ta cần thực hiện các gợi ý sau:
Và thời gian còn lại, bác sĩ lựa chọn chia sẻ đến mọi người những hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch Châu Âu về phòng ngừa bệnh Tim Mạch ở người trưởng thành trẻ:
- Không sử dụng thuốc lá
- Không thừa cân (BMI bình thường: 18,5 – 24,9kg/m2)
- Hoạt động thể chất đầy đủ: ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần
- Thói quen ăn uống lành mạnh:
- Axit béo bão hòa: < 10% tổng năng lượng (nên thay thế bởi axit béo không bão hòa đa nối đôi)
- Axit béo dạng trans: < 1% tổng năng lượng từ nguồn gốc tự nhiên. Ăn ít nhất có thể. Tốt nhất là không ăn thực phẩm chế biến sẵn.
- Muối: <5g muối mỗi ngày (tương ứng 2g Natri)
- Chất xơ: 30 – 45g mỗi ngày, từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.
- Trái cây: 200g mỗi ngày (2 khẩu phần)
- Rau: 200g mỗi ngày (2 khẩu phần)
- Cá: ít nhất 2 lần/tuần, một lần trong đó là cá có dầu.
- Rượu: giới hạn uống 2 ly/ngày (20g cồn/ngày) cho nam giới và 1 ly mỗi ngày (10g cồn/ngày) cho nữ giới.
- Cholesterol toàn phần < 5 mmol/L (190 mg/dL)
- Huyết áp < 140/90 mmHg
- Glucose huyết tương lúc đói <5,5 mmol /L(100 mg/dL)
- Tránh căng thẳng quá mức
Trong đó bác sĩ nhấn mạnh lưu ý phần Sức khỏe tinh thần chiếm tỉ trọng khá lớn trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể lý của mỗi bệnh nhân, bác sĩ đưa ra những khuyến nghị như sau để giúp người bệnh giảm lo âu, trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống hơn:
• Quản lý căng thẳng: thông qua thiền, yoga, thể dục.
• Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ tâm lý khi cần.
• Tăng cường nhận thức về sức khỏe tinh thần.
Và trong phần này, bác sĩ cũng bật mí 4 bước Cầu nguyện mà bác sĩ đã áp dụng thành công với nhiều bệnh nhân tìm đến anh nhờ tư vấn:
- Xác định vấn đề
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Cầu nguyện với Chúa
- Thực hiện giải quyết với tâm thế như là nó đã được giải quyết
Và khuyến khích bệnh nhân cầu nguyện hàng đêm, lặp lại ít nhất 21 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Thông điệp xuyên suốt buổi chia sẻ được bác sĩ tóm gọn trong những tóm tắt sau:
Sức khỏe tùy thuộc 4 nhóm yếu tố: sinh học, môi trường, lối sống, y tế
- Tuổi thanh niên – trung niên là bản lề để có một sức khoẻ tốt khi về già!
- Sức khỏe toàn diện cần sự chăm sóc từ thể chất, tinh thần, xã hội.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và duy trì thói quen lành mạnh.
Sau phần chia sẻ đầy thú vị với nhiều kiến thức quý báu từ bác sĩ Điền, anh chị em cũng có dịp nêu lên những thắc mắc về sức khỏe của bản thân như có nên chích vaccine không? Trước khi có em bé mình cần chuẩn bị sức khỏe như thế nào? bên cạnh đó bác sĩ cũng sẵn sàng giải đáp cho những quan tâm và lưu ý cần thiết cho sức khỏe của các ông bà cha mẹ của người tham dự – những đối tượng thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã dành thời gian theo dõi (trực tiếp & từ xa) buổi chia sẻ của bác sĩ người quen – anh cựu trưởng nhóm Nguyễn Phúc Quang Điền. Cảm ơn các sơ đồng hành vẫn luôn âm thầm hỗ trợ và hiện diện cùng nhóm Nối Kết. Đặc biệt cảm ơn Anh Cựu đã không quảng đường xá xa xôi, dành thời gian vốn rất hạn hẹp của một bác sĩ bận rộn để đến cùng nhóm & chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích cho mọi người.
Buổi chia sẻ kết thúc với bữa ăn Agapé cùng những nụ cười, những cái bắt tay nồng ấm. Hẹn gặp lại trong dịp họp mặt sắp tới của nhóm NVHB Nối Kết nhé !
Ban truyền thông